Đèn huỳnh quang là vật dụng chiếu sáng thông dụng trong mỗi gia đình bởi nó có ưu điểm là cho khả năng chiếu sáng tốt, tiết kiệm điện năng. Dưới đây là nội dung bài viết hướng dẫn cách đấu bóng đèn huỳnh quang tại nhà để bạn đọc có thể thao tác thực hiện.
1. Thế nào là bóng đèn huỳnh quang?
Đèn huỳnh quang còn được gọi là đèn ống huỳnh quang gồm điện cực (vonfram) vỏ đèn và phủ một lớp bột huỳnh quang. Bên cạnh đó đèn còn được bơm một ít hơi thủy ngân và khí trơ (neon, argon…) để làm tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu.
Bóng đèn huỳnh quang
Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm phát ra tia cực tím. Tia này tác dụng vào lớp bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Ngoài ra, để giúp cho hiện tượng phóng điện xảy ra, người ta phải lắp thêm chấn lưu (Ballast) cho đèn.
Đèn huỳnh quang tỏa lượng nhiệt ít ra môi trường nên cho hiệu suất phát sáng cao hơn rất nhiều so với các loại bóng đèn khác như: đèn sợi đốt và có tuổi thọ cao hơn. Ngoài ra loại đèn này còn rất tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng khi đem ra so sánh với bóng sợi đốt.
Hiện có một số dòng đèn huỳnh quang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay:
- Bóng đèn huỳnh quang T5 có kích thước bóng nhỏ, được sử dụng chiếu sáng trong các phạm vi hẹp như: kệ ti vi, hắt trần thạch cao…
- Bóng đèn huỳnh quang T8 được sử dụng để chiếu sáng hộ gia đình và các công trình dân dụng hiện nay.
- Bóng đèn huỳnh quang T10 là một trong những loại bóng đèn huỳnh quang được nhiều hộ gia đình lựa chọn sử dụng hiện nay. Sản phẩm bóng đèn huỳnh quang T10 đạt độ tin cậy cao và đáp ứng tiêu chuẩn chiếu sáng hiện nay.
- Bóng đèn huỳnh quang diệt khuẩn: đây là thiết bị chiếu sáng có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng trong cả môi trường nước và môi trường không khí. Loại đèn này thường được sử dụng trong các môi trường tại bệnh viện, trường học, khu nấu ăn, phòng thí nghiệm…
2. Cách đấu bóng đèn huỳnh quang tại nhà
Khi thực hiện lắp đặt bóng đèn huỳnh quang, bạn cần phải chú ý đến hai bộ phận đó là tắc te và chấn lưu.
- Tắc te có tác dụng khởi động đèn. Vì vậy, các bạn cần phải chú ý để sau khi bóng đèn được lắp đặt không gặp phải hiện tượng bóng đèn bị chớp nháy rồi mới sáng.
- Ballast thì có tác dụng điều chỉnh và ổn định tần số dòng điện. Bên trong chấn lưu có cuộn dây cảm kháng có tác dụng duy trì độ tự cảm.
- Các bạn tiến hành đánh dấu các cực của bóng đèn từ số 01 đến số 04 như trong hình:
Sau đó, các bạn thực hiện lắp đặt bóng đèn huỳnh quang theo 3 bước sau:
Sơ đầu đấu bóng đèn huỳnh quang
- Bước 1: Nối cực 1 vào cực 3 qua một tắc te
- Bước 2: Nối cực 2 vào 1 đầu của Chấn lưu và nối 1 đầu dây ra vào dây điện cấp nguồn
- Bước 3: Nối cực 4 còn lại vào đầu còn lại của dây cấp nguồn điện
Như vậy bạn đã hoàn thành cách đấu bóng đèn huỳnh quang đơn giản tại nhà. Để đảm bảo an toàn trong lúc đấu đèn, bạn cần ngắt nguồn điện cấp. Ngoài ra trong quá trình thao tác, cần sử dụng bút thử điện để kiểm tra nguồn điện cấp vào đèn.
Khi việc thao tác đấu bóng đèn huỳnh quang hoàn tất, hãy đóng điện để kiểm tra hoạt động cũng như độ sáng của đèn, trước khi cất đồ nghề tháo lắp đèn.
Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc cách đấu bóng đèn huỳnh quang tại nhà một cách chi tiết. Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy tự tin, hãy liên hệ ngay đến đội ngũ nhân sự của Mạnh Phát để được hỗ trợ về các loại đèn huỳnh quang cho bạn:
Đại lý đèn LED Mạnh Phát
- SĐT: 0964.453.007
- Email: denledmanhphat@gmail.com
- Địa chỉ: 156 Thạch Lam – P. Phú Thạnh – Q. Tân Phú – TPHCM